한국   대만   중국   일본 
Bao Gi?i Phong gi?a Sai Gon gi?i phong
xem thêm
An Giang
Binh D??ng
Binh Ph??c
Binh Thu?n
Binh đ?nh
B?c Lieu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon đ?ng ky goi b?n đ?c VIP

Bao Gi?i Phong gi?a Sai Gon gi?i phong

đINH PHONG

Ngay 5-5-1975, toan th? anh em phong vien, can b? Bao Gi?i Phong sung s??ng va xuc đ?ng nhin t? bao kh? l?n in hai mau phat hanh gi?a Sai Gon gi?i phong

Sinh nhật lần thứ 85 (19-5-1975) của Bác là ngày vui của toàn dân tộc và cũng là ngày vui của chúng tôi - những anh chị em làm số Báo Giải Phóng cuối cùng với 8 trang khổ lớn, in nhiều màu. Xong số báo này, chúng tôi bàn giao công việc biên tập và cả nhà in cho bộ phận báo chí của Thành ủy Sài Gòn để xuất bản Báo Sài Gòn Giải phóng đến ngày hôm nay.

Theo bộ đội tiến về Sài Gòn

Sau ngày Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời (20-12-1960) và nhất là từ lúc thành lập Ủy ban Mặt trận cấp khu và cấp tỉnh thì hàng loạt tờ báo mang tên Giải Phóng được xuất bản ở các địa phương, mặc dù lúc đó cơ sở in rất thô sơ và phải che giấu, nghi trang cẩn thận giữa lòng địch. Hầu hết báo đều in chữ chì. Trung ương Cục miền Nam đã cho xuất bản tờ Nhân Dân miền Nam, cơ quan của Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam. Sau đó, báo đổi tên là Tiền Phong.

Để đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền và cổ động cho phong trào kháng chiến, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam quyết định xuất bản tờ Giải Phóng. Vào đầu năm 1964, một đoàn phóng viên Báo Cứu Quốc - cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - được điều vào miền Nam để xây dựng tờ báo Giải Phóng. Sau đó điều chuyển một số đồng chí giáo viên sang làm báo, như: Trần Danh Lân, Nguyễn Phú Hoành, Hồng Đường, Nguyễn Kích...

Cuối tháng 4-1975, Báo Giải Phóng tổ chức bộ phận tiền phương theo bộ đội tiến về Sài Gòn bằng ô tô và xe Honda. Trong đoàn này có sự tham gia của một số học viên lớp báo chí miền Nam khóa 9 bỏ dở chương trình để “xuống đường”, trong đó có Hồng Kỳ, Hồ Văn Lai, Vũ Khắc Điệp, Nguyễn Anh Vũ... Ngày 30-4-1975, các phóng viên Báo Giải Phóng đã có mặt và hoạt động nghiệp vụ giữa Sài Gòn giải phóng. Đồng chí Mai Trang - nữ phóng viên Báo Giải Phóng - được cử vào nội thành làm báo trong nhiều năm đã an toàn trở về tòa soạn.

Tờ báo cách mạng đầu tiên giữa Sài Gòn giải phóng

Báo Giải Phóng đã chiếm ngay trụ sở Báo Dân Chủ của Đảng Dân chủ phản động, tại 174 đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu). Theo quyết định của Trung ương Cục, Tòa soạn Báo Giải Phóng có nhiệm vụ càng sớm càng tốt xuất bản tờ báo mừng Sài Gòn giải phóng, nói lên tiếng nói của nhân dân Sài Gòn giải phóng. Anh em trong tòa soạn hết sức lo lắng vì số người quá ít lại chưa quen làm báo hằng ngày, nhưng rất phấn khởi trước nhiệm vụ mới, nhanh chóng tỏa ra phản ánh không khí hân hoan của Sài Gòn giải phóng. Bộ phận nhà in của báo đã đến nhà in tư nhân Tân Minh, số 432 đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) đề nghị hợp tác in Báo Giải Phóng giữa Sài Gòn giải phóng. Anh em công nhân và chủ nhà in đều đồng tình và nhanh chóng chuẩn bị. Đồng chí Nguyễn Văn Ba (Dũng Tiến) - một họa sĩ vừa từ nhà tù Mỹ ngụy trở về sau 18 năm bị giam cầm - kẻ sẵn “măng-sét” báo từ trong căn cứ, đem ra sử dụng cho tờ báo mới.

Ngày 5-5-1975, toàn thể anh em phóng viên, cán bộ Báo Giải Phóng sung sướng và xúc động nhìn tờ báo khổ lớn in hai màu phát hành giữa Sài Gòn giải phóng. Một số phóng viên yêu nước và sinh viên ở Sài Gòn, như: Trần Quang Thịnh, Ngô Nhật Minh, Tấn Phong, Nguyễn Hồng, Ngô Văn Sơn, Trần Minh, Lệ Hoa, Lệ Mai... đã đến cộng tác với Báo Giải Phóng và ngay tức khắc, anh em đã góp tin, góp ảnh cho những số báo đầu. Bộ phận biên tập và tòa soạn gần như thức ngày này qua ngày khác, ăn ngủ tại nơi làm việc, vừa viết báo vừa đi nhà in. Và tính từ số Báo Giải Phóng đầu tiên sau ngày Sài Gòn giải phóng với “măng-sét” của họa sĩ Dũng Tiến, đến khi bàn giao lại cho Thành ủy Sài Gòn là 15 số.

Những anh em Báo Giải Phóng ngày ấy, vì nhiệm vụ cách mạng tỏa ra theo sự phân công của tổ chức, nhưng hầu hết đều gắn với báo chí. Sau khi thống nhất Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Báo Giải Phóng hết nhiệm vụ lịch sử. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xuất bản tờ Đại Đoàn Kết - là cơ quan ngôn luận chính thức.

B?n khong th? g?i binh lu?n lien t?c. Xin hay đ?i
60 giay n?a.

Thanh toan mua bai thanh cong

Ch?n 1 trong 2 hinh th?c sau đ? t?ng b?n be c?a b?n

  • T?ng b?ng link
  • T?ng b?n đ?c thanh vien
Gia h?n tai kho?n b?n đ?c VIP

Ch?n ph??ng th?c thanh toan

Tai kho?n b?n đ?c VIP s? đ??c gia h?n t?  t?i

    Ch?n ph??ng th?c thanh toan

    Ch?n m?t trong s? cac hinh th?c sau

    Toi đ?ng y v?i đi?u kho?n s? d?ng va chinh sach thanh toan c?a nld.com.vn

    Thong bao